Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

Trại Trừng Giới A20


Kính thưa quý bạn đọc,
Những ngày hôm nay, 37 năm về trước, quê hương chúng ta đang đứng trên bờ vực nguy khốn. Bây giờ nhìn lại, chúng ta không khỏi ngậm ngùi thân phận quê hương, gia đình và chính chúng ta. Buồn đau thật nhiều, trách bạn và cũng trách chính mình!
Đây là thời gian, chúng ta nhìn về quá khứ , nhìn về quê hương trầm thống. Chúng ta cần bình tĩnh nhận định lại để tìm phương kế giải cứu quê hương.
Đã quá đủ cho những giòng lệ rơi vì tang tóc, nghiệt ngã, đoạn trường vì non sông trong  tay tay nội thù cộng sản Việt Nam.
Quê hương đang cần chúng ta hành động!
Để tạo thêm ý sức mạnh cho ý chí hành động, để những ai chưa từng biết sự dã man tàn ác cộng sản, nhất là để những thế hệ sau hiểu được lý do tại sao chúng ta phải chống cộng? Đừng bao giờ được phép quên rằng, cộng sản  miệng thì kêu gọi hòa hợp hòa giải, lúc nào cũng nhân danh”tình dân tộc nghĩa đồng bào”, nhưng thực tâm của cộng sản Việt Nam là phải phân tán tiêu diệt sức sống dân tộc, phá hủy đạo lý, nghiền nát nhân cách. Biến con người thành sản phẩm thành hàng hóa vô tri, thành loại người máy chỉ biết tuân phục vì nhân cách không còn.
 Con người trong xã hội cộng sản chỉ là loại động vật người đã bị thuần hóa. Tại sao cộng sản lại hủy diệt sức sống và tiềm năng dân tộc?. Ai ra lịnh cho cộng sản thi hành bạo lực tàn khốc mà tội phạm ngút ngàn nhuộm xám bầu trời? Xin thưa,  cộng sản Việt Nam là công cụ của cộng sản Tàu. đang thi hành chính sách “dùng người Việt giết người Việt” của cộng sản Tàu. Điều đã quá hẳn nhiên, chẳng cần chứng minh, toàn dân Việt đã hiểu đã biết và cũng phản phẩn uất hờn căm.
Đây là một trong những tang chứng, làm gia tăng nỗi căm hờn, chúng tôi những nhân chứng và cũng là nạn nhân trong chế độ lao tù cộng sản sau ngày quê hương bị rơi vào bàn tay máu cộng sản Việt nam.
Kính thưa bạn đọc, là những chiến sĩ VNCH. Chúng tôi chiến đấu đến khi lịch sử bắt buộc phải sang trang bởi quyền lợi siêu cường, bởi những nhân vật lãnh đạo bất xứng đã đào ngũ khi chiến trường còn mịt mù khói súng. Bạn bè chúng tôi có người hiên ngang ngã xuống, có người thấy cần phải sống để một mai quê hương còn cần những tay súng. Mỗi người tự liệu cho mình một hướng đi thích hợp nhất với khả năng, hoàn cảnh và ý chí. Và rồi, chúng tôi gặp nhau tại các trại tù cộng sản.
Trong lãnh thổ Việt nam thời cộng sản thống trị, đi đâu cũng thấy nhà tù, trường học , bệnh viện , đình miếu, tất cả phải thành nhà tù. Vẫn chưa đủ, cộng sản biến cả hý viện, khách sạn thành nhà tù. Tù vẫn còn nhiều tù, cộng sản lập thêm những nhà tù trong rừng sâu, nơi hoang sơ chưa từng có bóng người.
Những chiến binh chúng tôi, một thời trên chiến địa, giáp chiến tử sinh với kẻ thù trên nhiều mặt trận từ trận địa chiến, đến du kích, truy lùng săn đuổi đến tình báo cài cấy chân rết vào những tổ chức quần chúng, của kẻ địch, hay bất cứ từ đâu, miễn là phải tìm cho bằng được kẻ thù cộng sản để mang an bình cho đồng bào, cho xứ sở. Khi sa cơ rơi vào tay giặc, chúng tôi lại tiếp tục cuộc chiến đấu. Cuộc chiến đấu nầy không phải là giành dân lấn đất, mà cuộc chiến bảo toàn nhân cách. Dù kẻ thù dùng mưôn trùng gian manh quỷ quyệt để triệt hạ nhân cách người chiến sĩ Quốc Gia, chúng vẫn không khuất phục được người tù chúng tôi.
Hôm nay, đứng trước đồng bào, đồng đội và lịch sử, chúng tôi ngẩng cao đầu nhìn về quá khứ về những thế hệ tiền nhân và cha anh, chúng tôi đã làm  kẻ thù biết thế nào là phẩm chất của người chiến sĩ Quốc Gia với lý tưởng Tổ Quốc – Danh Dự - Trách Nhiệm. Nhìn về thế hệ tương lai, chúng tôi không hổ thẹn để bước vào những trang bi tráng và oai hùng của lịch sử.
Kính thưa quý bạn đọc, cộng sản quá bạo ngược, ai đã từng bị cộng sản đọa đày đều có thể viết lại những trang sử bi thương ấy. Riêng với cá nhân chúng tôi, một trong hàng triệu tù nhân cộng sản. Chúng tôi bị lưu đày thống hận qua nhiều trại giam. Nhưng trại giam mà chúng tôi muốn trình bày trong mùa Quốc Hận nầy là trại giam A20.
Mục đích của những bài viết nầy không nhằm gây thêm máu lệ, không có ý định trả thù phục hận, vì máu người Việt nam chúng ta đã đổ xuống quá nhiều. Tang tóc, thê lương và thù hận sẽ làm yếu đi năng lực giữ nước. Chúng tôi là khẳng quyết rằng Cộng sản là tập đoàn không có tính người, không thể hòa giải với họ. Muốn có một Việt Nam cường thịnh, và nhân bản thì trước tiên phải loại trù cộng sản ra khỏi giòng sống lịch sử.
Mục đích của chúng tôi cũng muốn nói với những kẻ đang còn phục vụ trong chế độ cộng sản hãy phải hiểu rằng nhân loại nói chung và người Việt nói riêng đang căm thù họ. Những người nầy chỉ có một lối thoát duy nhất là sử dụng bất cứ phương tiện nào có được, quay mũi súng, dồn sức lực cùng với toàn dân đánh xập chế độ công sản. Đừng nghe theo những tên đằu lĩnh cộng sản dụ dỗ rằng “còn đảng, còn ta”. Không phải như thế mà còn đảng là ta mất nước, mà ta mất nước nghĩa là ta là tên nô lệ.
Kính thưa bạn đọc,
Trại giam A20 đã được nhà văn Nguyễn Chí Thiệp viết  thành tác phẩm có tên:”Thiên hồi ký Trại Kiên Giam”, quý vị cũng có thể đã nghe đâu đó, nhưng có lẻ quý vị cần phải hiểu thêm  những gì về trại giam A20.
Trại Giam 20 còn được gọi là trại Kiên Giam, là Trại Trừng Giớ.. Trại A20 dựng trong mật khu Kỳ Lộ, có người gọi là thung lũng tử thần Kỳ Lộ.
Chúng tôi có hỏi  anh Vũ Ánh tức nhà báo Vũ Ánh cũng là người bạn tù chung trại A20. Trong tù anh Vũ Ánh là người anh, chúng tôi gọi anh là Alpha Vũ Ánh. Anh là người dám đem sinh mạng để đánh đổi cho mục tiêu cao đẹp là phải đánh đổ cho bằng được những láo lừa, phỉnh gạt , đó là việc anh xuất bản tập san “Hợp Đoàn” trong nhà tù. Anh Vũ Ánh cho biết mã số A20 như sau:
 

           Tống Phước Hiến thân,
            Các loại trại có mã số A như A-20 (Xuân Phước), A-30 (Pleibong) và A-10 (Khe Sanh) được thành lập để kiên giam một số tù cải tạo mà họ coi là nguy hiểm. Phương thức lọc lựa những "khuôn mắt" tù này nằm trong Phương Án 4, một trong những phương án đầy ải tù nhân chính trị cũng như các cựu sĩ quan quân đội, viên chức và sĩ quan cảnh sát và đảng viên của các chính đảng ở Miền Nam Việt Nam nhất là Việt Nam Quốc Dân Đảng mà cho rằng "không cải tạo được". Thật ra, chính sách cải tạo của Cộng Sản hoàn toàn thất bại không cải tạo được ai hết. Có những tù cải tạo mới từ biệt giam, cuồng cọp ra hay nổi tiếng là những người chống đối chính sách của trại giam cũng được thả là một chứng liệu hùng hồn cho thấy điều ấy. Vì thế "không cải tạo được" chỉ có nghĩa là thuộc thành phần nguy hiểm, cần phải chỉ định cư trú vào những vùng rừng núi, trong những trại gọi là "kiên giam", nghĩa là những trại trong đó các tù "không cải tạo được" sẽ không bạo giờ được xét tha, nếu không có những biến chuyển chính trị áp lực từ bên ngoài.
Đây không phải là kiểu trại như Lý Bá Sơ hay Đầm Đùn thời Việt Minh mà mang hơi hướng của kiểu trại trừng giới do Stalin lập ra ở Siberia. Anh em chúng ta gọi A-20 là "trại trừng giới" cũng là xuất phát từ ý đồ của kiểu trại này: kỷ luật thật khắt khe, lao động khổ sai nhưng thiếu ăn triền miên, đau ốm không được cấp thuốc men và những kiểu hành hạ về tinh thần như tạo ra những sự kiện để thúc đẩy tù cải tạo đấu tố nhau, bình bầu mức ăn lấy của người này cho người kia, tạo ra bối cảnh chia rẽ nghi kỵ lẫn nhau. Trừng giới chỉ có nghĩa là trừng phạt nghiêm khắc (punish strictly) mà thôi.
Nếu không do có những cuộc thương lượng về chương trình HO của ông Funseth, tôi nghĩ cho đến bây giờ chúng ta vẫn còn ở đó hoặc bị chuyển đến một trại A- nào đó rồi. Theo tin của cụ Nguyễn Tú (cụ có một số anh em tù chính trị có án trở về từng viết thư cho cụ, năm 1993, khu phân trại E của A-20 là trụ sở của một nhà máy thủy điện nhỏ với một hồ chứa nước rộng mấy chục mẫu. Tuy nhiên, Cộng sản vẫn còn duy trì một phần nhà tu này trong phân trại B để nhốt chính trị có án và tù hình sự, chứ còn phân trại E thì không còn dấu tích gì.
  Vài hàng để bổ túc cho Hiến rõ theo các tin mà tôi nhận được.
 
      Kính thưa quý bạn đọc, ngày mai chúng tôi sẽ kính gởi bài “Thiên Thần trong ngục Tối” của Thiếu Úy Nhảy Dù A20 Phạm Đức Nhì. Bài viết chiếu lại đoạn phim  những  chiến sĩ  thuộc những  đơn vị,  Quân lực, CSQG, Đảng phái chính trị, tôn giào, giáo phái,  tổ chức dân sự  VNCH (như  Chưởng Môn Nhân Vovinam  - tức Việt Vỏ Đạo cụ  Lê Sáng), khi bị cộng sản đày ải vào phòng kỷ luật đã phải uống nước tiểu của nhau vì ước mong có cơ hội góp phần của mình cho lịch sử sang trang, mà điều kiện quan thiết trước hết là cần phải sống
          Trân trọng kính chào
           A20 Tống Phước Hiến
 
                               *************************************
 
         Các bạn A-20 thân quí,
         Sau cuộc họp mặt lần đầu tiên ở Little Saigon, có một vài bạn tù của chúng ta ở các trại khác hỏi tôi như thế này: "Bộ các anh hãnh diện vì cái tên trại giam của bọn đỏ hay sau mà lấy cái tên A-20 đặt trước tên của các anh". Tôi biết những người bạn của chúng ta hơi "bảo hoàng hơn vua" cho nên hỏi cắc cớ như vậy. Nhưng tôi mạn phép các bạn A-20 trả lời như thế này: "Những người nào chưa sống ở trại trừng giới hay còn gọi là trại Kiên Giam A-20 thì chưa hiểu được rằng cái trại này, nếu không có gì thay đổi từ bối cảnh bên ngoài, sẽ là nấm mồ tập thể của chúng tôi. Có thể nói, không trại nào có những đòn phép được chắt lọc từ những bộ óc siêu phàm của Cộng Sản về cách giết người từ từ và làm cho người tù cải tạo chết từ từ chỉ với hai chiêu sau đây: ăn thật đói, làm việc thật nặng, ốm đau không có thuốc, dồn người tù vào cảnh đói khát để mong chúng tôi kiệt sức dần dần, mất cảnh giác sẽ giày xéo nhau. Nhưng, chỉ một số rất nhỏ trường hợp, có thể vì hoàn cảnh hay không chịu được sự hành hạ, nên mới hư đốn, còn đa số tuyệt đối anh em A-20 vẫn vững tin,  đi thẳng lưng và sẵn sàng trả giá để bảo vệ nhân cách của mình. Và cho đến nay, mỗi khi nhắc tới một người tù nào của trại A-20, anh em chúng tôi vẫn còn nhớ rất rõ chúng tôi là ai, sống như thế nào trong trại giam, đã siết chặt tay nhau trước kẻ thù ra sao. Những A-20 chúng tôi khi nói với các con đã khôn lớn của mình không ngượng miệng: Bố là A-20".
           Đặt chữ A-20 trước tên của mình chỉ là để cho dễ nhận ra nhau với một niềm hãnh diện rằng dù Cộng Sản có thi thố những trò khốn nạn nhất, phi nhân tính nhất, thì "bọn bay cũng không làm gì khuất phục nổi chúng tao" như thế là vui rồi, phải không các bạn".
            Hôm tôi đi Washington DC để vào Tòa Bạch Ốc và Thượng, Hạ Viện Hoa Kỳ để vận động nhân quyền cho Việt Nam, gặp lại Phạm Văn Bính tức Bính Đại Hàn ở Biệt Động Quân. Tôi chỉ ngờ ngợ, nhưng Bính hỏi: "Ông có học Chu Văn An Không, có ở A-20 không". Tôi nhớ ra Bính ngay. Như thế là kể từ ngày đến trại trừng giới A-20 đến Tháng 3 vừa rồi, đã 33 năm tôi mới gặp lại người bạn học cũ và là người bạn đồng tù cùng trại với mình. Bính định cư tại Atlanta đã một mình lái xe liên tiếp 11 tiếng đồng hồ từ Atlanta đến Washington D.C để tham dự vào cuộc vận động.
 
             Còn điều gì quí hơn vào giai đoạn chúng ta đã bước vào cái tuổi bị "lên danh sách" hết rồi, chỉ chờ kêu tên. Gặp nhau lần đầu ở Nam Cali, nhiều bạn nói với tôi không biết có gặp sang năm nữa không. Và vì thế lần gặp thứ hai ở San Jose, cũng không chắc có lần thứ ba ở nơi nào đó trên đất Mỹ này hay không. Chúng ta, đám lính già còn sống, không hổ thẹn nhắc đến tên nhau, nhìn mặt nhau, còng uống được với nhau ly rượu, nhắp với nhau được ngụm trà thì còn ngại gì mà không về San Jose để "trẩy hội" kỳ này?
             Nhắc đến chuyện họp mặt dĩ nhiên chúng ta cũng không thể tránh được những giây phút buồn bã vì những A-20 đã ra đi, những A-20 bệnh nặng và những A-20 không còn đủ sức khỏe để đi xa, hoặc những bạn ở xa muốn đến San Jose nhưng lại không có phương tiện di chuyển. Nhưng tôi tin rằng nếu mở cái web của các cựu tù cải tạo trại trừng giới A-20, những bạn không thể đến được San Jose lần này cũng có thể thấy được những A-20 của các bạn còn sống ngày nay dung nhan mùa hạ ra sao.
 
             Điều mà cá nhân tôi mong mỏi là khi đến San Jose, mọi người chúng ta sẽ được hưởng một cuộc họp mặt thân mật, nghi thức giản dị với tinh thần "chín bỏ làm mười", nhưng vui và tìm lại được không khí đoàn kết như thời gian chúng ta còn phải dựa vào lưng nhau chống lại mưu mô thâm độc của kẻ thù ở A-20 Xuân Phước. Mong lắm thay !
 
            Thân ái,
           A-20 VŨ ÁNH
 
                 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét