Văn pḥng UNHCR nằm trong khuôn viên trụ sở LHQ ở Thái Lan. Photo courtesy of UN Thailand. |
Sau khi cặp vợ chồng người tỵ nạn VN bị bắt cóc tại Thủ đô Bangkok, Thái Lan – diễn biến từng xảy ra tương tự và nhiều lần ở Campuchia, th́ câu hỏi được nêu lên là thế giới trước mắt trợ giúp 2 nạn nhân vừa nói ra sao, cũng như có thể can thiệp như thế nào để tránh t́nh trạng mất tích tương tự trong tương lai?
Mời quư vị theo dơi bài viết của Thanh Quang từ Bangkok như sau.
Thưa quư vị, vài ngày sau khi vợ chồng 2 người VN tỵ nạn, ông Phạm Bá Huy và bà Phạm Thị Phượng, mất tích ở Bangkok khiến làm xôn xao dư luận, th́ một trong 6 người con của họ, cháu Phạm Bá Tâm, lên tiếng hôm thứ Năm vừa rồi:
“Hôm qua, lúc 10 giờ rưỡi sáng, th́ em nhận được cú điện thoại của chú ruột em từ VN, thông báo rằng ba mẹ bị cầm tù tại Saigon, tại cơ quan công an điều tra. Bây giờ bên phía gia đ́nh không thể gặp mặt ba mẹ được. Và những người thân đều bị bắt... Anh em cháu hiện rất sợ. Đây là một sự đe dọa rất nặng nề, làm tụi cháu bị khủng hoảng”.
Giấy của Cao ủy Tỵ nạn LHQ (UNHCR) ở Thái Lan công nhận quy chế tỵ nạn cho bà Phạm Thị Phượng. H́nh do gia đ́nh Bà gởi cho RFA. |
Nhờ các tổ chức thế giới can thiệp
Trước t́nh cảnh nầy, một trong những câu hỏi được nêu lên là liệu giới hữu trách hay cơ quan, tổ chức nào ở hải ngoại có nỗ lực can thiệp, cứu giúp những nạn nhân ấy vốn chạy trốn chế độ cộng sản VN và đă được Cao Ủy LHQ cấp quy chế tỵ nạn?
Chúng tôi được biết một trong những tổ chức ở hải ngoại, là Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển Boat People SOS trụ sở tại Virginia, Hoa Kỳ, đang can thiệp cho trường hợp của gia đ́nh người tỵ nạn vừa nói. Giám Đốc Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển, TS Nguyễn Đ́nh Thắng, cho biết:
“Theo tin tức chúng tôi được biết th́ 2 vợ chồng nầy đă bị bắt cóc bởi mật vụ VN vào ngày 15 tháng Tư vừa rồi và bị đưa thẳng trở về VN mà không hề thông báo cho chính phủ Thái Lan và Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ. Không những như vậy, công an VN đă từng có những văn thư hăm dọa bà Phượng rằng họ sẽ bắt bà Phượng đưa về VN bất luận là Cao Ủy Tỵ Nạn có bảo vệ bà ta hay không. Hiện nay chúng tôi cũng được biết là chính phủ VN đă bắn tiếng sẽ bắt, đưa cả 6 người con của bà Phượng về nước để nhận lănh trừng phạt. Do đó Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ đă chuyển những người con nầy đến một nơi an toàn.
Hiện nay th́ BP SOS tức Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển đă làm việc với Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ cũng như Ṭa Đại Sứ Mỹ tại Thái Lan cùng một số cơ quan khác của Mỹ, chẳng hạn như Bộ Ngoại Giao, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ. Và chúng tôi cũng đă liên lạc với văn pḥng của dân biểu Mỹ Chris Smith – người từng can thiệp rất nhiều trường hợp tại Cambodia, Thái Lan cũng như tại VN. Điều này có nghĩa là hiện có một số giới chức đang quan tâm theo dơi trường hợp vợ chồng bà Phạm thị Phượng bị VN bắt cóc đưa về nước và đang cầm tù họ.”
Về hành động giới cầm quyền VN tự tiện cho mật viên bắt cóc người tỵ nạn tại xứ Chùa Vàng, TS Nguyễn Đ́nh Thắng nhận xét::
“Chúng tôi nhận thấy VN đă đi quá thẩm quyền của một chính phủ chỉ có quan hệ ngoại giao với Thái Lan. Bởi v́ muốn bắt một người th́ phải thông qua quốc gia sở tại. Luật lệ Thái Lan quy định rơ rằng muốn trục xuất một ai th́ phải qua thủ tục ṭa án. Tôi e rằng VN không hề hội ư chính phủ Thái Lan trong vấn đề nầy, bởi v́ vợ chồng bà Phạm thị Phượng cùng 6 người con của họ đă được Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ thừa nhận quy chế tỵ nạn, nên họ thuộc sự bảo vệ của Cao Ủy Tỵ Nạn.”
Mới đây, một cựu quân nhân Hoa Kỳ từng tham chiến tại VN và từng là thượng cấp đánh giá bà Phạm Thị Phượng khi bà theo học khóa huấn luyện đặc biệt hồi năm 1969 ở Miền Nam VN, là thiếu tá Mark Smith, có đưa ra nhận xét về hành động bắt cóc của VN:
“Đây là vấn đề mang tính cách quốc tế. Nếu những người từ VN tới đây, tôi không cần biết họ lo lót cho cảnh sát Thái như thế nào, nhưng họ tự tiện bắt người đưa ra khỏi Thái Lan, trong khi xứ Thái là một nước dân chủ, pháp trị. Ngay tại Thái Lan, họ phải ra ṭa, giải thích với ṭa án Thái Lan lư do tại sao những người mà họ bắt cần đưa trở lại VN, v́ đă là tội phạm, hay ǵ ǵ đó. Đằng nầy mật viên VN tự tiện bắt người và chớp nhoáng đưa trở lại Saigon.
Điều nầy có nghĩa là họ vi phạm thỏa thuận ASEAN, thỏa ước quốc tế, vi phạm quy chế của LHQ bảo vệ người tỵ nạn như trường hợp hai vợ chồng ông Phạm Bá Huy và bà Phạm Thị Phượng, và cả luật lệ của Vương Quốc Thái. Do đó, câu hỏi trong thời điểm nầy là tất cả những chính phủ liên hệ phải phản ứng như thế nào trước việc VN cho mật viên tự tiện đến Thái Lan để bắt cóc người theo ư họ.
Nếu có sự nhúng tay nào đó của người Thái – như cảnh sát Thái - cũng rất có thể, nhưng hành động vừa rồi của Hà Nội là bất hợp pháp. Và chuyện 2 vợ chồng tỵ nạn Phạm Bá Huy và Phạm Thị Phượng đang ở Saigon hiện giờ chỉ có mật vụ VN là câu trả lời cho hành động họ đến đây, tiếp xúc với ai để rồi bắt người và chuyển ra khỏi Vương Quốc Thái trong thời gian rất ngắn. Nên đây không phải chỉ là vấn đề vi phạm nhân quyền, mà đây c̣n là vấn đề vi phạm đến an ninh quốc gia của Vương Quốc Thái, và cũng có liên hệ đến an ninh quốc gia của cả Hoa Kỳ.”
Một nạn nhân khác của hành động bắt cóc của VN – không phải ở xứ Chùa Vàng mà là xứ Chùa Tháp hồi năm 2002– là thầy Thích Trí Lực hiện định cư tại Âu Châu. Thầy Thích Trí Lực nhận xét:
“Nhà cầm quyền CSVN đă xem thường luật pháp quốc tế, đă ngang nhiên bắt cóc người tỵ nạn trên lănh thổ láng giềng. Cơ quan t́nh báo mật vụ của VN đă tung hoành ngang dọc. Họ chẳng coi luật pháp quốc tế ra ǵ cả.”
Bà Phạm Thị Phượng. H́nh do gia đ́nh cung cấp. |
Cần sự tiếp tay của quốc gia địa phương và LHQ
Thưa quư vị, trong bối cảnh như vậy, có lẽ câu hỏi được nêu lên là thế giới cần trợ giúp như thế nào để ngăn chận VN tái tục hành động bắt cóc như vừa nói? TS Nguyễn Đ́nh Thắng, Giám đốc Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển đề nghị:
“Thứ nhất là cần có nỗ lực ở địa phương, có nghĩa là phải có sự hiện diện của cơ quan tại chỗ ở Thái Lan để khi bất cứ chuyện ǵ xảy ra th́ họ thu thập thông tin và báo động cho các giới chức, cơ quan không những tại Hoa Kỳ mà c̣n trên toàn thế giới quan tâm và bảo vệ người tỵ nạn tại Thái Lan.
Thứ hai, chúng tôi đang làm việc với Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ để thúc đẩy họ có biện pháp bảo vệ tốt đẹp và hữu hiệu hơn những người, nhất là những người đă được xét là tỵ nạn rồi, được đặt dưới sự bảo vệ của LHQ.
Thí dụ như trường hợp một người đă được xét là tỵ nạn, th́ Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ cần gấp rút chuyển họ đến một quốc gia thứ ba để được định cư. Đó là những việc mà tôi nghĩ cộng đồng người Việt tỵ nạn cần lên tiếng.
Trước mắt th́ chúng tôi sẽ t́m mọi cách vận động Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Hội Đồng Cố Vấn Quốc Gia Hoa Kỳ lên tiếng trực tiếp với VN, nhất là trong bối cảnh 2 quốc gia có nhiều sự trao đổi ảnh hưởng
Đặc biệt là sắp tới đây, VN sẽ chủ tŕ buổi họp gọi là Nhân quyền Liên Chính phủ của khối ASEAN, th́ phía VN phải chứng tỏ họ tôn trọng nhân quyền. Chính phủ Hoa Kỳ cũng đă có nhiều liên lạc với ASEAN về vấn đề nhân quyền. Do đó, chúng tôi sẽ nêu lên vấn đề của vợ chồng bà Phạm Thị Phượng, cùng nhiều trường hợp khác nữa, cũng đă bị bắt cóc hoặt mất tích và bị đưa trở về VN, như trường hợp Mục sư A Đung, Lê Trí Tuệ và một số người khác nữa.”
Thanh Quang tường thuật từ Bangkok, Thái Lan.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét